Món Ăn Thuốc Dùng Nấm Đông Trùng Hạ Thảo: Theo Đông y, Trùng Thảo có vị ngọt, tính ấm; vào kinh Phế, Thận. Tác dụng bổ ích phế thận, trị suyễn khái, tráng dương khí. Chữa ho lao khái thấu (ho lâu ngày, yếu mệt), khạc ra huyết, nhiều mồ hôi, phòng sự suy yếu, di tinh, đau lưng nhức gối, thần kinh suy nhược (thận dương hư); các trường hợp sau xạ trị hóa trị thiếu máu giảm hồng cầu … Liều dùng cách dùng: 3 – 10g, bằng cách nấu hầm, ngâm ướp.
Đông trùng hạ thảo còn có tên trùng thảo, hạ thảo đông trùng… Đông Trùng Hạ Thảo là một loại nấm [Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc.], họ Nhục tòa khuẩn (Hypocreaceae) sống trên sâu bướm (Helialus armoricanus Oberthur.), họ Sâu cánh bướm (Lepidopterae). Khi sử dụng đúng cách thì đông trùng hạ thảo sẽ phát huy những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
Về thành phần hóa học, trùng thảo có cordycepin, acid cordyceptic, protein, nhiều loại acid amine, các acid béo chưa no, các hợp chất đường cordycepinose, adenine, guanine, nucleoside. Trùng thảo có tác dụng làm giãn cơ trên khí quản, kích thích hưng phấn thần kinh, làm tăng khả năng đề kháng miễn dịch, tăng bạch cầu. Có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn lao, liên cầu, tụ cầu.
Món Ăn Thuốc Dùng Nấm Đông Trùng Hạ Thảo:
Vịt hầm trùng thảo (Đông trùng hạ thảo áp): trùng thảo 3 – 5 con; vịt 1 con. Vịt làm sạch bỏ ruột, trùng thảo rửa sạch. Tất cả cho trong nồi, thêm các gia vị và nước sạch, nấu hầm nhỏ lửa cho chín nhừ, chia ăn nhiều bữa. Dùng thích hợp cho người bị bệnh lâu ngày, cơ thể suy nhược, tay chân lạnh, vã mồ hôi (tự hãn) liệt dương di tinh, hen suyễn.
Óc lợn hầm trùng thảo: trùng thảo 3g, óc lợn 1 cái cùng cho trong nồi cách thủy thêm ít nước, gia vị, đun nhỏ lửa cho chín nhừ. Chia ăn 2 lần trong ngày khi đói. Dùng thích hợp cho người bị động kinh, suy nhược thần kinh.
Thịt gà (hoặc thịt bò, thịt lợn) hầm trùng thảo: trùng thảo 10g, thịt gà (hoặc thịt heo hoặc bò) 100g thái lát hầm nhừ, thêm gia vị. Chia ăn 1 – 2 lần trong ngày. Dùng tốt cho người bị thiếu máu, liệt dương, di tinh.
Chim cút hầm trùng thảo: chim cút 4 con, nấm đông trùng hạ thảo 8g. Chim cút làm sạch, ngâm đảo trong nước sôi 1 phút, vớt ra để nguội. Trùng thảo chia 4 phần, cho trong bụng chim cút, dùng chỉ khâu lại, đặt chim cút trong nồi, thêm nước luộc gà, muối tiêu, gia vị, đun nhỏ lửa hầm trong 40 phút là được. Dùng tốt cho người bị ho suyễn khó thở, đau lưng mỏi gối.
Rượu trùng thảo (Trùng thảo tửu): trùng thảo 15 – 30g, rượu trắng 500ml. Ngâm trong 7 ngày. Mỗi bữa ăn uống 10 – 20ml. Ngày 2 – 3 lần. Dùng thích hợp cho người bị suy nhược thần kinh, mất ngủ sau bệnh nặng kéo dài ngày.
Gà hầm sơn dược trùng thảo: Thịt gà 100g, sơn dược 15g, trùng thảo 15g. Thêm nước nấu nhừ cho gia vị thành dạng canh súp. Dùng tốt cho người bị lao phổi, hen suyễn, suy nhược cơ thể.
Đặc Điểm Của Đông Trùng Hạ Thảo:
Nấm hạ thảo đông trùng có hình dạng rất đặc biệt, vừa mang hình dáng của một con sâu ở dưới vừa có nhiều bộ phận của cây thảo ở trên.
Sâu và nấm mọc liền với nhau, dài khoảng 10 – 11cm, rộng chỉ 10mm.
Thân (tức đầu sâu non) giống con tằm, dài khoảng 3 – 5cm, bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng sẫm. Ở thân có nhiều vân ngang, phần đầu nhỏ hơn màu nâu đỏ và có nhiều vằn khía rất rõ.
Toàn thân có 8 cặp chân nhưng chỉ lộ rõ 4 cặp ở giữa bụng, rất dễ bị bẻ gãy, bên trong có ruột màu trắng hơi ngả vàng. Sau khi khô thân có màu vàng kim bắt mắt.
Phần đệm nấm (khuẩn toạ) mọc thẳng đứng bên trên, có hình giống chiếc gậy, có màu nâu sẫm, vỏ xù xì có chứa hạt mang nang bào tử.
Phần đầu phình to, dẻo và dai, khó gãy kể cả sau khi sấy khô.
Hình Ảnh Dược Liệu Nấm Đông Trùng Hạ Thảo
Những Đối Tượng Không Nên Sử Dụng Nấm Đông Trùng:
Phụ nữ đang có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú sữa mẹ thì không nên sử dụng để tránh ảnh hưởng đến em bé. Bên cạnh đó, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt cũng không nên dùng.
Trẻ nhỏ dưới 5 tháng tuổi không được dùng, trẻ dưới 2 tuổi cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn.
Bệnh nhân đang mắc các chứng bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, đa xơ cứng, thấp khớp, rối loạn đông máu không nên dùng.
Mặc dù tốt cho người gầy gò, ốm yếu, suy nhược nhưng dược thảo này lại không nên dùng cho người chuẩn bị phẫu thuật hoặc vừa mới phẫu thuật xong, sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, mất máu.
Những Lưu Ý Khi Dùng Nấm Đông Trùng Hạ Thảo:
Cân đối liều lượng sử dụng, không dùng quá nhiều một lúc, không lạm dụng. Tuân thủ chặt chẽ liều lượng trong các bài thuốc để đảm bảo an toàn.
Không chế biến ở nhiệt độ quá cao hoặc quá lâu với lửa lớn, sẽ làm mất dưỡng chất, khoáng chất, vitamin. Các món cháo và hầm nên dùng lửa nhỏ liu riu và dùng hết cả cái và nước để hấp thụ trọn vẹn dưỡng chất.
Sắc thuốc bằng nồi kim loại có thể gây ra nhiều chất không tốt cho sức khoẻ, nên sắc bằng nồi đất hoặc ấm sứ.
Trong thời gian sử dụng trùng thảo cần kiêng thực phẩm, món ăn, gia vị cay nóng.
Cách Bảo Quản Nấm Đông Trùng:
Trùng thảo dạng tươi: Bảo quản trong túi đóng kín hoặc tốt nhất nên hút chân không sau đó để ở ngăn đá. Dược liệu tươi bảo quản ở tủ đá có thể dùng được hơn 1 tháng. Nếu không thể dùng hết trong 1 tháng có thể sấy khô, phơi nắng để bảo quản dễ hơn.
Trùng thảo khô: Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, không gần nguồn nước, nếu bảo quản đúng cách có thể dùng trong 1 năm.
Các chế phẩm khác (túi lọc trà, nước uống, viên uống,…): Bảo quản theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm.
Địa Chỉ Bán Nấm Đông Trùng Hạ Thảo:
Công Ty Cổ Phần Doca
Cơ Sở 1: Số 58 Giải Phóng – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội
Cơ Sở 2: Lữ Gia – Phường 15 – Quận 11 – TP. HCM
Hotline: 0485.876.876 – 0943.979.989 – 0936.387.398